Quy hoạch Tây Ninh
Thành phố Tây Ninh nằm ở trung tâm tỉnh Tây Ninh, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Dương Minh Châu Phía tây giáp huyện Châu Thành Phía nam giáp thị xã Hòa Thành Phía bắc giáp huyện Tân Biên và huyện Tân Châu. Thành phố có diện tích 139,92 km², mật độ dân số đạt 1.837 người/km². Thành phố Tây Ninh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau giữa các quốc lộ 22B, đường đi đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát.
Tây Ninh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Gồm 9 đơn vị: Thị xã Tây Ninh, 8 huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Hòa Thành, Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng.
Quy hoạch Gò Dầu Tây Ninh
Huyện Gò Dầu là huyện đồng bằng với 2 dạng địa hình chính : dạng gò đồi đất xám có độ cao dao động từ 10m đến hơn 30m chiếm 65% diện tích, thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng này có những chòm rừng nhỏ tạo thành vùng căn cứ liên hoàn giữa các xã. Trong kháng chiến bảo vệ tổ quốc, vùng đất này là một địa điểm rất thuận lợi cho phong trào cách mạng. Dạng địa hình bưng bàu trũng chiếm hơn 1/3 diện tích, nằm ven sông Vàm Cỏ Đông và các con rạch, đất phù sa màu mỡ, thích hợp với cây lúa. Huyện Gò Dầu có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Gò Dầu (huyện lỵ) và 8 xã: Bàu Đồn, Cẩm Giang, Hiệp Thạnh, Phước Đông, Phước Thạnh, Phước Trạch, Thạnh Đức, Thanh Phước.
Quy hoạch Bến Cầu Tây Ninh
Bến Cầu nằm trên tỉnh lộ 786, cách Thành phố Tây Ninh khoảng 30 km về hướng nam, và cửa khẩu quốc tế Mộc Bài khoảng 6 km về hướng bắc. Sông Vàm Cỏ Đông chảy vào địa phận Bến Cầu tại xã Long Chữ, chảy theo rìa phía đông của xã Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh rồi chảy qua huyện Trảng Bàng về Long An. Các chi lưu sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn huyện như rạch Gò Suối, rạch Xóm Khách, Rạch Bảo… vừa là dòng chảy dẫn nước trong vùng, vừa làm ranh giới tự nhiên của một số xã trong huyện. Huyện Bến Cầu có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Bến Cầu (huyện lỵ) và 8 xã: An Thạnh, Lợi Thuận, Long Chữ, Long Giang, Long Khánh, Long Phước, Long Thuận, Tiên Thuận.
Quy hoạch Trảng Bàng Tây Ninh
Thị xã Trảng Bàng có diện tích 340,14 km², dân số năm 2019 là 161.831 người[1], mật độ dân số đạt 476 người/km². Trảng Bàng nằm trên khu vực địa hình bán bình nguyên phù sa cổ đặc trưng ĐNB chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình nghiêng dần từ đông bắc xuống tây nam, chiều cao trung bình từ 1m ở xã Phước Bình đến hơn 40m ở xã Đôn Thuận. Thị xã Trảng Bàng có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: An Hòa, An Tịnh, Gia Bình, Gia Lộc, Lộc Hưng, Trảng Bàng và 4 xã: Đôn Thuận, Hưng Thuận, Phước Bình, Phước Chỉ.
Quy hoạch Dương Minh Châu Tây Ninh
Dương Minh Châu là một huyện nằm ở phía đông tỉnh Tây Ninh. Huyện được đặt tên theo nhà cách mạng Dương Minh Châu, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến đầu tiên của tỉnh Tây Ninh. Huyện có địa giới hành chính: Phía Đông giáp huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Phía Tây giáp thành phố Tây Ninh và thị xã Hòa Thành. Phía Nam giáp huyện Gò Dầu và thị xã Trảng Bàng. Phía Bắc giáp huyện Tân Châu. Diện tích của huyện là 434,51 km2. Năm 2009, dân số khoảng 104.302 người, đa phần là dân tộc Kinh, trong đó có 52.467 nam và 51.835 nữ. Dân số thành thị có 5.635 người và nông thôn có 98.667 người. Đến năm 2015, tổng dân số là 128.061 người. Huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 1 thị trấn Dương Minh Châu và 10 xã: Bàu Năng, Bến Củi, Cầu Khởi, Chà Là, Lộc Ninh, Phan, Phước Minh, Phước Ninh, Suối Đá, Truông Mít.
Quy hoạch Châu Thành Tây Ninh
Huyện Châu Thành nằm ở phía tây tỉnh Tây Ninh, có vị trí địa lý: Phía Đông giáp thị xã Hòa Thành và thành phố Tây Ninh. Phía Tây giáp Campuchia. Phía Nam giáp huyện Bến Cầu. Phía Đông Nam giáp huyện Gò Dầu. Phía Bắc giáp huyện Tân Biên. Huyện có đường biên giới với Campuchia dài 48 km và có cửa khẩu Phước Tân. Diện tích của huyện là 571,25 km2. Tổng số dân toàn huyện là 141.875 người, Người Kinh chiếm đa số. Có một phần nhỏ là người Khmer sống phân tán chung với người Việt, không còn chia thành xóm, làng riêng nữa; họ sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và buôn bán, tập trung đông ở vùng biên giới ở các xã Thành Long, xã Biên Giới… Huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Châu Thành (huyện lỵ) và 14 xã: An Bình, An Cơ, Biên Giới, Đồng Khởi, Hảo Đước, Hòa Hội, Hòa Thạnh, Long Vĩnh, Ninh Điền, Phước Vinh, Thái Bình, Thanh Điền, Thành Long, Trí Bình.
Quy hoạch Tân Biên Tây Ninh
Huyện Tân Biên nằm ở phía bắc tỉnh Tây Ninh, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Tân Châu. Phía nam giáp thành phố Tây Ninh và huyện Châu Thành. Phía tây giáp Campuchia. Phía bắc giáp Campuchia. Huyện Tân Biên có nhiều điểm độc đáo trong lịch sử của tỉnh cũng như của Miền Nam. Huyện là nơi đặt trụ sở của Trung ương Đảng Cục Miền Nam. Chỉ huy công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay, huyện có đến hai cửa khẩu Quốc tế và nhiều cửa khẩu phụ thông thương với Vương quốc Campuchia. Dấu ấn của người Khmer ở Tân Biên rất rõ nét, sâu đậm. Huyện Tân Biên có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Biên (huyện lỵ) và 9 xã: Hòa Hiệp, Mỏ Công, Tân Bình, Tân Lập, Tân Phong, Thạnh Bắc, Thạnh Bình, Thạnh Tây, Trà Vong.
Quy hoạch Tân Châu Tây Ninh
Đây là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh, với tổng diện tích là 1.113,20 km² (chiếm 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Thổ nhưỡng trong huyện chủ yếu là đất xám trên phù sa cổ. Đặc điểm của loại đất này là thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, mức độ giữ nước và chất dinh dưỡng kém, dễ xói mòn, rửa trôi. Tuy nhiên, đây lại là loại đất phù hợp với cây cao su, cây mía, cây khoai mì nên được trồng phổ biến ở Tân Châu. Tân Châu có khí hậu đặc trưng của khí hậu vùng Nam Bộ: không có mùa đông lạnh, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Nền nhiệt độ ở đây nói riêng và toàn tỉnh khá cao, nhiệt độ trung bình khoảng 27 °C,biên độ dao động nhiệt thấp (3,9 °C), lượng bức xạ dồi dào. Tân Châu có 12 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Tân Châu và 11 xã: Suối Ngô, Suối Dây, Tân Đông, Tân Hà, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Hội, Tân Hưng, Tân Phú, Tân Thành, Thạnh Đông.
Quy hoạch Hoà Thành Tây Ninh
Thị xã Hòa Thành có diện tích 82,92 km², dân số năm 2019 là 147.666 người[1], mật độ dân số đạt 1.781 người/km². Thị xã Hoà Thành có tỉ lệ hộ nghèo đạt 1.24%, thấp nhất tỉnh Tây Ninh.
Địa hình thị xã tương đối bằng phẳng, toàn bộ diện tích nằm trên thềm phù sa cổ khu vực Đông Nam Bộ, địa hình gợn sóng yếu với nhiều gò đồi thấp ở phía đông (chủ yếu canh tác cây cao su) và bưng bàu trũng ở phía tây (trồng lúa nước), độ cao trung bình từ 15m – 35m, có xu hướng nghiêng dần từ đông bắc xuống tây nam, thấp tuyệt đối (5m – 10m) tại dọc bờ sông Vàm Cỏ Đông. Đất xám chiếm đến 93% diện tích toàn thị xã, phù hợp trồng cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, mía, khoai mì) và lâu năm (cao su, điều, hồ tiêu), khí hậu Hoà Thành rất thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển nhanh, mạnh, đa dạng và phong phú các chủng loại cây rừng và các loài sinh vật khác. Rừng tại Hoà Thành có nhiều gỗ quý, thú rừng, do đường giao thông thuận lợi nên việc khai thác rất dễ dàng.