Mục lục bài viết
ToggleNHIỀU "ÔNG LỚN BẤT ĐỘNG SẢN” LIÊN TỤC ĐẦU TƯ VÀO TÂY NINH
Trong vòng 5 năm trở lại đây, Tây Ninh đã có nhiều bước tăng trưởng tích cực ngày càng “thay da đổi thịt”, do có sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn. Với lợi thế nằm liền kề khu đô thị Tây Bắc Sài Gòn đang phát triển, nhiều chuyên gia cho rằng rất có thể Tây Ninh sẽ là khu vực góp mặt trong danh sách thị trường bất động sản ven Tp.HCM tiềm năng trong thời gian tới.
Trong khi quỹ đất tại Tp.HCM đang dần cạn kiệt, cùng với những thị trường đã bão hoà về giá như các tỉnh lân cận Đồng Nai, Bình Dương sẽ không còn hấp dẫn các nhà đầu tư. Thay vào đó, những thị trường tiềm năng như Tây Ninh lại được chú trọng vì còn nhiều giá trị chưa được khai thác; tỉ suất sinh lời khi đầu tư hấp dẫn hơn. Bởi quỹ nhà đất Tây Ninh rộng, giá bán còn thấp nên tiềm năng tăng giá là rất lớn.
Nắm bắt xu hướng của nhà đầu tư tại các tỉnh ven đô, nhiều “ông lớn” bất động sản đã chọn Tây Ninh làm điểm dừng chân. Làn sóng rót vốn đầu tư vào các dự bất động sản ngày càng sôi động ở địa phương này, có thể kể đến sự “đổ bộ” đầu tư từ các tập đoàn lớn như Vingroup, Sun Group, FLC, TNG Holding… vào Tây Ninh từ thời điểm 2017-2018 là sự kiện mang tính bước ngoặt cho thị trường nơi đây.
Trong đó Vingroup đã bắt đầu xúc tiến đầu tư vào Tây Ninh từ năm 2015 với với tổ hợp thương mại khách sạn tổng vốn 1.000 tỉ đồng, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2018, Vingroup triển khai đưa vào sử dụng tổ hợp công trình khách sạn lưu trú 5 sao với diện tích 2,1 đầu tiên tại Tây Ninh, giúp tỉnh khắc phục nhược điểm thiếu các cơ sở lưu trú đẳng cấp, tiện nghi đủ để níu chân khách du lịch.
Sungroup cũng xuất hiện ở Tây Ninh với dự án quần thể Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain tại Tây Ninh với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 2.000 tỷ đồng, được đánh giá là dự án dẫn dắt ngành du lịch của tỉnh. Từ động lực dự án quy mô lớn này, đại diện tỉnh Tây Ninh cho biết doanh thu du lịch tăng bình quân hơn 15% hằng năm, số lượng khách đến Tây Ninh cũng tăng rất cao mỗi năm.
Điều này đã và đang tạo “đòn bẩy” cho sự phát triển của thị trường bất động sản Tây Ninh và cửa ngõ Bắc Sài Gòn. Nhà đầu tư vừa và nhỏ theo đó bắt nhịp rót tiền vào nhà đất Tây Ninh. Ngay trong những giai đoạn trầm lắng vì dịch Covid-19, Tây Ninh vẫn ghi nhận giao dịch sôi động trên thị trường.
Nhiều dự án tại Tây Ninh thời gian qua đều được quan tâm cao, điển hình như Khu dân cư Rạng Đông (thành phố Tây Ninh), Khu phố thương mại Mai Anh (Trảng Bàng), Khu dân cư Phước Đông (Gò Dầu), Khu dân cư Suối Cầu Đúc (Gò Dầu),…
Đồng thời, Tây Ninh còn trở nên tiềm năng nhờ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020 và định hướng năm 2030. Dự kiến, Tây Ninh có 12 dự án kêu gọi đầu tư với tổng số vốn trên 250 triệu USD.
Các nhà đầu tư chuyên môn cho biết, trước đây nguồn cung khá ít, nhưng hiện số lượng đã tăng, sản phẩm đa dạng hơn với các mức giá khác nhau, nhiều lựa chọn đầu tư hơn. Theo ghi nhận trên thị trường, tăng trưởng giá đất tại Tây Ninh đã đạt từ 18 – 25% trong 3 năm gần đây. Thời gian qua, lượng nhà đầu tư F0 đổ vào thị trường đã tạo nên sức mua lớn. Họ có xu hướng chọn đất nền vùng ven Tây Ninh, vì nhiều cơ hội sở hữu sớm các sản phẩm tốt với giá còn đang thấp, vốn ban đầu không cao, tính thanh khoản lại khá tốt.
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
Tây Ninh có nhiều khu công nghiệp lớn tọa lạc dọc theo trục đường Xuyên Á, cùng hoàng loạt các cụm công nghiệp, chế xuất khác trên khắp địa bàn tỉnh.
Các khu công nghiệp tại Tây Ninh được đánh giá là nhiều tiềm năng lợi thế, bởi sở hữu quỹ đất trống còn rộng, tỷ lệ lấp đầy chỉ vào khoảng 65-66% (trong khi tại Bình Dương, Đồng Nai tỷ lệ lấp đầy đã là 99%, tại Long An là 80%).
Đồng thời, bất động sản công nghiệp Tây Ninh có ưu thế giá thuê cạnh tranh, rẻ hơn nhiều so với giá tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An…Đây được cho là điểm nhấn hấp dẫn, giúp Tây Ninh thu hút nhiều hơn nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trong giai đoạn tới đây.
Minh chứng thực tế cho thấy, một số nhà đầu tư đang xem xét các tỉnh cấp 2 thay thế như Tây Ninh. Điển hình năm 2020 đã chứng kiến thương vụ đầu tư sản xuất “khủng” từ Jinju Tire (Hongkong), với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD vào dự án tại Khu công nghiệp Phước Đông – Tây Ninh.
Với hệ thống Khu công nghiệp hiện có, Tây Ninh đang là “miền đất hứa” thu hút vốn FDI
Môi trường đầu tư của Tây Ninh ngày càng được cải thiện và hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước. Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) những năm gần đây cho thấy Tây Ninh liên tục tăng hạng (năm 2019 hạng 15/63). So với giai đoạn trước, tỉnh tăng mạnh cả về số doanh nghiệp đăng ký mới và số vốn thu hút đầu tư.
Tây Ninh đứng vị trí 9/63 tỉnh thành trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI tính đến tháng 4/2021. Tổng vốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đạt 427,54 triệu USD, tăng 28% so cùng kỳ.
Giai đoạn 2015-2020, tỉnh thu hút 145 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký gần 4,4 tỷ USD, nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ thu hút đầu tư nước ngoài cao trên cả nước.
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC TUYẾN CAO TỐC
CAO TỐC GÒ DẦU - XA MÁT
Phó thủ tướng Lê Văn Thành đồng ý giao UBND tỉnh Tây Ninh làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án cao tốc Gò Dầu – Xa Mát, như đề nghị của tỉnh và ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.
UBND tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm cân đối từ nguồn vốn ngân sách của địa phương để tham gia đầu tư dự án; phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải triển khai theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả đầu tư.
Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Gò Dầu – Xa Mát dài khoảng 65km, có quy mô 4 làn xe, đầu tư sau năm 2030. Khi hoàn thành, đây sẽ là trục giao thông kết nối hai cửa khẩu quốc tế Xa Mát, Tân Nam và nhiều cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hành lang kinh tế Đông – Tây phía Nam các nước tiểu vùng sông Mekong.
Do vậy, tỉnh Tây Ninh đánh giá việc đầu tư cao tốc Gò Dầu – Xa Mát sớm hơn là cần thiết và kiến nghị được làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2030.
Ở giai đoạn 1 sẽ đầu tư dự án có chiều dài 28km từ đoạn giao cao tốc TP.HCM – Mộc Bài đến đường 781 (huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh). Dự án được đề xuất thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) với quy mô 4 làn xe, vận tốc 80km/h và vốn đầu tư 5.100 tỉ đồng.
Theo UBND tỉnh Tây Ninh, hiện đã có nhà đầu tư quan tâm, đề xuất nghiên cứu. Địa phương cũng đang xây dựng đề án khai thác quỹ đất để tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông, trong đó có hỗ trợ vốn giải phóng mặt bằng cho cao tốc.
CAO TỐC MỘC BÀI – TÂY NINH
Dự án được Chính phủ giao cho UBND TPHCM làm chủ đầu tư, thực hiện từ năm 2022 đến 2027. Điểm bắt đầu của dự án từ đường Vành đai 3, thuộc huyện Củ Chi, TPHCM và điểm cuối kết nối vào quốc lộ 22, khu vực cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh.
Trong đó, đoạn qua địa phận TPHCM sẽ có 8 làn xe với chiều dài 23,7 km, còn đoạn qua tỉnh Tây Ninh có 6 làn xe với chiều dài khoảng 26,3 km.
Giai đoạn 1, cao tốc TPHCM – Mộc Bài có 4 làn xe, được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). Theo đó, nhà đầu tư bỏ chi phí xây dựng, nhà nước hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn ngân sách của TPHCM và tỉnh Tây Ninh.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 15.900 tỉ đồng, dự kiến xong trong năm 2025. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 5.400 tỉ đồng.
Chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án là 7.433 tỉ đồng. Trong đó phần đền bù giải toả ở TPHCM hơn 5.901 tỉ đồng, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 1.532 tỉ đồng.